Có nên đục bỏ bộ lọc hạt DPF?

Gần đây, các thành phố lớn đặc biệt là Hà Nội có những đợt không khí cực kỳ ô nhiễm nhất là vào các ngày có độ ẩm không khí cao. Mức ô nhiễm được cho là ở top đầu thế giới đến mức có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Sự ô nhiễm không khí này đến từ bụi mịn là phần nhiều, trong đó khí thải từ ô tô, xe máy và các phương tiện giao thông khác đóng góp phần không nhỏ trong hiện tượng này. Đặc biệt là các phương tiện sử dụng nhiên liệu Diesel.

Để giảm thiểu tác hại của khí thải, các xe ô tô hiện đại thường được trang bị “hệ thống kiểm soát khí thải” nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt để bảo vệ môi trường. Đặc biệt, kể từ ngày 01/01/2022 tất cả các xe ô tô mới sản xuất hoặc nhập khẩu tại thị trường Việt Nam đều phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 5 với các chỉ số khí thải tương đương với tiêu chuẩn Euro 5. Để đáp ứng tiêu chuẩn này thì “hệ thống kiểm soát khí thải” trên xe sử dụng động cơ đốt trong nhiên liệu Diesel đều có các trang bị như sau:

 

  • Bộ xúc tác ôxy hóa khí xả Diesel – DOC (Diesel Oxidation Catalyst) để loại bỏ HC (nhiên liệu sống, chưa được đốt cháy hết), khí CO và một phần muội than.

  • Bộ chuyển đổi xúc tác khử NOx của khí xả Diesel có chọn lọc – SCR (Selective Catalytic Reduce) để trung hòa khí Ni-tơ ô-xít NOx thành N2 và H2O.

  • Bộ lọc hạt khí thải Diesel DPF (Diesel Particulate Filter) để ngăn bụi mịn PM từ khí xả ra môi trường. Bụi mịn là tác nhân chính gây ra ô nhiễm không khí dạng sương mù và gây hại cho sức khỏe con người. Nguyên lý hoạt động của bộ lọc hạt là dùng các vách gốm dạng ống rỗng kết hợp với các hạt kim loại cao cấp đóng vai trò là chất xúc tác với cấu trúc rỗng chỉ cho không khí đi qua và bắt giữ bụi mịn ở lại.

bộ lọc bụi mịn DPF

nguyên lý làm việc của bầu DPF

Bộ lọc hạt được chế tạo từ gốm cao cấp có phủ các loại muối nhôm, các hạt kim loại đắt tiền như platinum với cấu trúc như viên than tổ ong đã được đốt xong với các lỗ xen kẽ đầu bịt đầu không nhằm bắt giữ bụi mịn trong cấu trúc đó. Do vậy đây là một phụ tùng đắt tiền được trang bị trên xe hơi.

Chính cấu trúc này đã giữ các loại bụi mịn như muội than (soot – bồ hóng), cặn kim loại (ash – tro) là sản phẩm cháy của diesel và dầu bôi trơn. Sau thời gian sử dụng gây ra tắc nghẽn bầu lọc dẫn tới việc giảm công suất động cơ, nóng máy…do áp suất khí thải tăng lên nên hồi ngược áp suất vào cổ xả buồng đốt. Đặc biệt các loại mạt, cặn kim loại không thể đốt cháy ở nhiệt độ thấp hoặc có đốt chảy thì bít các lỗ thoát khí. 

Bên cạnh đó, hiện tại pháp luật quy định xe đang lưu hành mới chỉ áp dụng tiêu chuẩn khí thải ở mức tương đương với Euro 2. Cộng với bất tiện nêu trên nên có nhiều tài xế hoặc một số garage sửa chữa quyết định đục bỏ phần lõi lọc của các bầu lọc. 

Việc xe bị đục bỏ hệ thống kiểm soát khí thải như nêu trên thì chất lượng khí thải ra môi trường không được kiểm soát ở mức tốt. Khí thải ra khi ở vòng tua cao có màu đen đậm, đây là dấu hiệu của việc các khí thải có hại ở nồng độ rất cao.

Tuy việc này, hiện tại, không vi phạm bất cứ quy định hiện hành nào và có phần tiết kiệm chi phí để tái tạo hoặc phục hồi bầu lọc khí thải. Nhưng hành động này ngoài việc bỏ đi một bộ phận đăt tiền và hữu ích trước mắt mà xét về lâu về dài là không đóng góp cho sự phát triển bền vững, trong đó là việc phát triển hài hòa với môi trường và thiên nhiên là một việc cực kỳ cấp thiết.

Để không loại bỏ bộ lọc hạt DPF hoặc bầu xúc tác ô-xy hóa DOC, hãy tham khảo bài viết để tham khảo các giải pháp: https://partlink.com.vn/giai-phap-tong-the-cho-bo-loc-hat-dpf.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *