Bộ lọc hạt khí thải DPF và những vấn đề cần biết

Bộ lọc hạt DPF (Diesel Particulate Filter) là một bộ phận quan trọng trong hệ thống xả của các động cơ Diesel. DPF có nhiệm vụ chính là giữ lại và loại bỏ các hạt bụi mịn (PM – Particulate Matter) sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, giúp giảm ô nhiễm không khí và đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của DPF

  • Cấu tạo: bộ lọc hạt DPF được thiết kế với cấu trúc dạng tổ ong làm từ vật liệu gốm chịu nhiệt cao Cordierite là hỗn hợp các loại ô-xít si-líc, nhôm, sắt, ma-nhê… Các kênh lọc của DPF được bố trí xen kẽ bề mặt tráng các loại muối nhôm và các hạt platinum hoặc các loại kim loại quý khác đóng vai trò như chất xúc tác chuyển đổi khí thải, cho khí thải đi qua và giữ lại các hạt muội than và trung hòa các loại khí độc hại.

 

 

 

cấu tạo tổng thể bộ lọc hạt

các rãnh lọc bụi mịn trong bộ lọc hạt

hình chụp thực tế lõi bộ lọc hạt

các rãnh lọc khí và bề mặt lọc bụi mịn

  • Nguyên lý hoạt động:
  • Lọc muội than: Khi động cơ Diesel hoạt động, muội than sinh ra sẽ bị giữ lại trong các kênh lọc của DPF.
  • Tái tạo DPF: Khi bộ lọc hạt đạt đến giới hạn chứa muội than, hệ thống sẽ tự động đốt cháy chúng ở nhiệt độ cao để làm sạch bộ lọc. Quá trình này có thể diễn ra tự động hoặc cần sự hỗ trợ của máy chẩn đoán hoặc bật chế độ có sẵn trên xe (một số xe có chức năng này) – hay còn gọi là tái tạo cưỡng bức. Để hiểu rõ vấn đề này các bạn vui lòng tham khảo bài viết: https://partlink.com.vn/giai-phap-tong-the-cho-bo-loc-hat-dpf.html

Công dụng của bầu lọc khí thải DPF

  • Giảm phát thải bụi mịn vào môi trường, giúp không khí sạch hơn và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.
  • Đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải như Euro 4, Euro 5 và Euro 6.
  • Giúp động cơ vận hành ổn định hơn bằng cách duy trì luồng khí thải thông suốt, giảm áp suất ngược trong hệ thống xả.

Những vấn đề thường gặp của bầu lọc khí thải DPF

Mặc dù DPF mang lại nhiều lợi ích về mặt môi trường và hiệu suất động cơ, nó cũng tồn tại một số lưu ý:

  • Dễ bị tắc nghẽn: Khi xe chủ yếu di chuyển ở tốc độ thấp hoặc quãng đường ngắn, nhiệt độ khí thải không đủ cao để đốt cháy muội than, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn DPF.
  • Chi phí bảo dưỡng cao: Nếu DPF bị tắc quá mức, có thể phải vệ sinh chuyên sâu hoặc thậm chí thay mới, gây tốn kém chi phí.
  • Ảnh hưởng đến hiệu suất động cơ: Khi DPF bị tắc, áp suất ngược trong hệ thống xả tăng lên, khiến động cơ hoạt động kém hiệu quả, tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.
  • Cần bảo dưỡng định kỳ: Để duy trì hiệu quả hoạt động của DPF, cần thực hiện bảo dưỡng thường xuyên bằng cách chạy xe ở tốc độ cao để kích hoạt quá trình tái tạo chủ động và kết hợp sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng tắc nghẽn DPF

  • Sử dụng phụ gia vệ sinh DPF chuyên dụng như WEPP 2232 kết hợp với chế độ tái tạo cưỡng bức để làm sạch bầu lọc mà không cần tháo rời.

  • Các bước sử dụng:

Bước 1: Xác định vị trí bầu lọc DPF

  • Xác định vị trí của bộ lọc hạt Diesel (DPF) trên hệ thống xả.
  • Xác định cảm biến áp suất gắn trên DPF để đưa dung dịch vào.

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ

  • Dung dịch vệ sinh WEPP 2232.
  • Thiết bị phun chuyên dụng để đưa dung dịch vào bầu lọc DPF.
  • Găng tay và kính bảo hộ để đảm bảo an toàn.

Bước 3: Bơm dung dịch vào bầu lọc DPF

  • Tháo cảm biến chênh lệch áp suất đầu trên để kết nối với bơm dung dịch.
  • Sử dụng thiết bị phun để đưa dung dịch WEPP 2232 vào bên trong bầu lọc.
  • Phun từ từ để dung dịch thẩm thấu vào các kênh lọc, giúp làm tan muội than và cặn bẩn.

Bước 4: Chờ dung dịch phát huy tác dụng

  • Đợi khoảng 15-20 phút để dung dịch thấm sâu và làm sạch cặn bẩn trong DPF.

Bước 5: Khởi động động cơ và đốt cháy cặn bẩn (25-40′) bằng máy chẩn đoán chuyên dụng.

  • Lắp lại cảm biến đã tháo ra.
  • Khởi động động cơ, tăng ga và giữ tốc độ vòng tua cao trong vài phút để hỗ trợ đốt cháy lượng cặn bẩn đã bị hòa tan.

Bước 6: Kiểm tra và hoàn tất

  • Kiểm tra lại hệ thống khí thải, đảm bảo không còn lỗi báo tắc nghẽn DPF trên bảng điều khiển.
  • Nếu cần, chạy xe ở tốc độ cao trong khoảng 15-30 phút để hệ thống hoàn tất quá trình tái sinh DPF.

 

Một số biện pháp khác:

  • Lái xe ở tốc độ cao trong thời gian ngắn để giúp hệ thống tự động đốt muội than.
  • Thực hiện bảo dưỡng định kỳ theo khuyến nghị của nhà sản xuất để đảm bảo DPF hoạt động tối ưu.

https://partlink.com.vn

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *